ĐẠI HỌC NGHỀ HAY HỌC ĐẠI HỌC NGHỀ HAY ĐẠI HỌC, CHỌN HỌC NGHỀ HAY ĐẠI HỌC

Học đại học hay học nghề là một trong những trăn trở lớn của nhiều học sinh và các bậc phụ huynh. 

Khi mà hầu hết mọi người mong muốn đi theo con đường Đại học để sở hữu tấm bằng trong các ngành “hot”. Thì trong thực tế, số lượng người tốt nghiệp Đại học thất nghiệp và đi làm trái ngành rất cao. Trong khi đó, nhà tuyển dụng chú trọng hơn vào kinh nghiệm, năng lực và tay nghề của người lao động. Đây cũng chính là những điểm mạnh của học nghề. Chính điều này gây ra khó khăn cho nhiều bạn. Đặc biệt là lứa 2k5 sắp tới khi phải lựa chọn cho con đường tương lai. 

Mỗi hướng đi đều có những điểm mạnh khác nhau, vậy nên chọn học đại học hay học nghề?

So sánh giữa học đại học và học nghề


*

So sánh học đại học hay học nghề. Ưu và nhược điểm của học đại học và học nghề là gì?


Học đại học

Học đại học là sự lựa chọn phổ biến của các bậc phụ huynh khi các con bước vào ngưỡng cửa sau khi tốt nghiệp THPT. Vậy phương pháp đào tạo này có những ưu, nhược điểm gì?

Lợi ích của việc học đại học

Thời gian đào tạo dài 4-5 năm. Vì vậy bạn được học nhiều kiến thức. Bao gồm cả các môn học đại cương cho đến các kiến thức chuyên ngành. 

Mở rộng mối quan hệ: Thời gian học đủ dài, và có nhiều thời gian trống xen kẽ với lịch học trên trường. Điều này giúp bạn có nhiều cơ hội ra ngoài tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động, giao lưu và kết nối với nhiều người khác. 

Khám phá ra nhiều khả năng khác của bản thân: Bạn được học nhiều, có thời gian tham gia vào các hoạt động, trải nghiệm. Từ đó giúp bạn khám phá bản thân nhiều hơn. 

Nhược điểm của học đại học

Thời gian đào tạo dài đòi hỏi bạn phải đầu tư chi phí lớn (học phí+các khoản tiền cho các hoạt động, sinh hoạt,…)

Đặc biệt, một nhược điểm lớn của việc học đại học được đề cập đến liên tục. Đó chính là nó còn quá đặt nặng về lý thuyết, các kiến thức còn hàn lâm. Không được thực hành nhiều. Chưa vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn được.

Bạn đang xem: Học nghề hay học đại học

Học nghề

Lợi ích của học nghề 

Thời gian đào tạo ngắn nên được học những gì “tinh tuý” nhất về nghề để có thể đi làm được. Tiết kiệm được thời gian. Học nhanh, đi làm được ngay.

Chi phí thấp: Vì thời gian đào tạo ngắn nên sẽ giúp người học tiết kiệm chi phí hơn. Giảm bớt các khoản phí cho ăn uống, thuê nhà,…

Đào tạo sát với thực tế: Các khoá học nghề nhằm mục đích giúp người học có thể thuần thục tay nghề để đi làm được ngay sau khi học. Vì vậy họ tập trung dạy những kỹ năng, kiến thức chuyên môn sát thực tế để có thể đi làm được ngay.

Tăng cơ hội có việc làm: Hiện tay tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn đang được báo động. Nhà tuyển dụng đề cao tay nghề, khả năng làm được việc hơn là những bằng cấp. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đào tạo nghề hiện nay liên kết với các doanh nghiệp để cung cấp nhân sự. Vì vậy bạn có thể gạt bỏ nỗi lo về việc làm.

Ví dụ như khoá học nghề lập trình ngắn hạn tại Code
Gym Đà Nẵng cũng ký hợp đồng cam kết việc làm 100% cho người học ngay ngày đầu nhập học. Nếu bạn chọn học nghề, bạn nên tham khảo các khoá có cam kết đầu ra để yên tâm hơn về vấn đề việc làm. 

Nhược điểm của học nghề

Thời gian đào tạo ngắn nhưng ra đi làm được ngay nên người học phải tập trung cao độ trong thời gian học.

Nên chọn học nghề hay học đại học

Chương trình đại học còn coi nhẹ thực hành. Nó còn đặt nặng về lý thuyết quá, còn hàn lâm, không gắn với thực tiễn. Chính thực trạng này nên việc sinh viên gánh chịu hậu quả thất nghiệp sau khi ra trường là điều không còn quá xa lạ.

Nếu như đại học còn quá tập trung vào lý thuyết thì học nghề lại có thể giải quyết được vấn đề này. Học nghề tập trung đào tạo chuyên môn sâu, thực hành nhiều để nâng cao tay nghề cho người học. Vì vậy người học có thể đi làm được ngay sau khi hoàn thành khóa học nghề.

Đành rằng cũng phải công nhận tấm bằng đại học là thể hiện trình độ học vấn của bạn. Tuy nhiên tấm bằng đó có thực sự có ý nghĩa giá trị hay không là khi bạn phải vận dụng được những gì bạn học vào cuộc sống, công việc.

Đặc biệt, người học nghề sau khi đi làm việc vẫn có thể đi học đại học tại chức để lấy bằng đại học.

Nói vậy để một lần nữa nhấn mạnh lại rằng mỗi phương pháp đào tạo đều có những mặt ưu và nhược điểm nhất định. Phương pháp nào cũng tốt. Vì vậy để lựa chọn nên học đại học hay học nghề, điều quan trọng nhất vẫn là bạn cảm thấy lựa chọn nào phù hợp nhất với bạn. Có thể phương pháp đào tạo theo hệ Đại học phù hợp với người khác nhưng bạn lại không phù hợp. Hay ngược lại.

Bạn cần đánh giá lại năng lực của bản thân, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, cơ hội việc làm của nghề muốn theo đuổi,…Từ đó đưa ra quyết định nên theo phương pháp đào tạo nào.

Ví dụ như gia đình bạn tầm trung, kinh tế không quá dư dả. Bạn muốn học nhanh, có việc làm. Hay bạn thuộc tuýp người ưa thích trải nghiệm, thực hành. Bạn không muốn học các kiến thức quá hàn lâm. Thì con đường học nghề lúc này là lựa chọn phù hợp cho bạn.

Tham khảo: Nên học nghề gì dễ xin việc 2023

2k5 nên chọn học nghề gì để không lo thất nghiệp


*

Nên chọn học nghề gì để không thất nghiệp?


Ở những giai đoạn trước, học nghề thường gắn liền với những nghề chủ yếu lao động chân tay như nghề mộc, cắt tóc, sửa xe,…Nên nó từng bị vấp phải nhiều định kiến như học nghề chỉ dành cho các bạn có học lực kém. Học nghề ra làm việc lương thấp. 

Tuy nhiên hiện nay học nghề đang được mở rộng cả trong những lĩnh vực lao động đầu óc, đòi hỏi tư duy,…Các khóa học nghề đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế (như kế toán), cho đến công nghệ (như nghề lập trình) và cả các khóa bên lĩnh vực nghệ thuật thẩm mỹ, sáng tạo (như thiết kế đồ hoạ),…

Ngày càng có nhiều khoá học nghề là vậy nhưng không phải nghề nào cũng có thể học nghề được. Và không phải học nghề nào cũng có cơ hội việc làm tốt và có tương lai. Vì vậy bạn cần tìm hiểu và lựa chọn học nghề vừa phù hợp với đam mê của bạn. Đồng thời cũng “hợp thời”, có nhiều cơ hội phát triển.

Bạn có thể tham khảo danh sách 8 nghề đang hot và sẽ có tiềm năng trong tương lai dưới đây:

Lập trình Thiết kế đồ hoạ
Video editor
Digital marketing
Logistic
Điện
Thiết kế nội thất
Chăm sóc sắc đẹp

Tạm Kết

học đại học hay học nghề mình tin nếu các bạn chọn đúng ngành nghề phù hợp với bản thân. Đồng thời cố gắng học và theo đuổi thì đều tốt cả. Để quyết định nên lựa chọn phương pháp đào tạo nào. Bạn cần xem xét kỹ lưỡng lại năng lực học, điều kiện và mong muốn của bản thân. Từ đó lựa chọn cách học đúng đắn. 

Chuyện chọn ngành nghề học hay cách học sẽ ảnh hưởng đến cả một tương lai sau này. Đừng vì chạy theo số đông và mong muốn của người khác mà quyết định sai lầm để rồi có thể “sai một li đi một dặm” đấy.

Dinh dưỡng - món ngon Cây thuốc Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
*

toyotahungvuong.edu.vn - Thị trường lao động Việt Nam luôn cần cả người tốt nghiệp đại học và người tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực tế chứng minh sinh viên ra trường có kiếm được việc làm hay không, việc làm có tốt không, thu nhập có cao không,… phụ thuộc vào chính năng lực của từng cá nhân.

Tốt nghiệp THPT, đứng trước một ngã rẽ mới, không ít thí sinh băn khoăn về việc nên học nghề hay bằng mọi giá vào đại học, đâu là hướng đi đúng đắn nhất?

Chị Nguyễn Hương Trà (Đống Đa, Hà Nội) có con vừa thi tốt nghiệp THPT đang không khỏi băn khoăn về việc định hướng nghề nghiệp, chọn ngành, chọn trường cho con. Chị Trà cho biết, con trai chị có học lực trung bình khá, đối chiếu với đáp án mà Bộ GD-ĐT đã công bố, dự kiến điểm thi theo khối A00 (Toán, Lý Hóa) đạt khoảng 15-17 điểm. Với mức điểm dự kiến này, chị Trà biết chắc con không có nhiều lựa chọn vào các trường đại học.


*

Nhiều thí sinh đang không khỏi băn khoăn về việc nên học nghề hay học đại học. (Ảnh minh họa)“Tôi tư vấn cho con nên lựa chọn học cao đẳng nghề để có thể nhanh chóng đi làm. Với khối ngành kỹ thuật con muốn theo đuổi thì học các trường nghề cũng khá phù hợp, tuy nhiên con vẫn nhất định muốn học đại học. Đến giờ dù đã bắt đầu đăng ký xét tuyển nguyện vọng, nhưng bố mẹ và con vẫn chưa thống nhất được phương án nên học nghề hay học đại học”, chị Trà chia sẻ.

Xem thêm: Có Nên Sử Dụng Ghế Nằm Cho Bé Sơ Sinh Giá Tốt, Giảm Giá Đến 40%


Nguyễn Nhật Hạ (Nghệ An) cũng đang không khỏi băn khoăn về việc nên học nghề hay học đại học. Đam mê ngành làm đẹp, Nguyễn Nhật Hạ có ước mơ sẽ mở một spa: “Em rất thích các ngành liên quan đến làm đẹp như spa, làm tóc, làm móng. Ngay từ khi học phổ thông em cũng tranh thủ thời gian rảnh để làm thêm những công việc này. Em không thích đi học đại học mà muốn học nghề để có thể đi làm luôn nhưng gia đình lại nhất quyết phản đối. Bố mẹ định hướng cho em những nghề “phù hợp với con gái” như kế toán, tài chính ngân hàng… Bố mẹ thuyết phục em rằng em có thể học xong đại học sau đó tiếp tục theo đuổi đam mê ngành làm đẹp cũng chưa muộn".

Ai nên học đại học và ai nên học nghề?

Nói về băn khoăn này của nhiều thí sinh và phụ huynh, Ths Bùi Quang Thịnh, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Cao đẳng Hà Nội cho rằng, học đại học hay học nghề thì đều có những ưu, nhược điểm riêng, việc chọn bậc học nào còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, năng lực và mong muốn của mỗi thí sinh.


*

Ths Bùi Quang Thịnh, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường Cao đẳng Hà Nội cho rằng học nghề và học đại học đều có những ưu, nhược điểm riêng mà thí sinh cần phân tích rất kỹ để lựa chọn phù hợp“Học đại học, thời gian đào tạo dài 4 - 5 năm. Vì vậy, các em được học nhiều kiến thức đại cương cho đến kiến thức chuyên ngành. Thời gian đào tạo dài đòi hỏi các em phải đầu tư chi phí lớn cho học phí, sinh hoạt, thuê nhà. Tuy nhiên, nếu các em có năng lực và muốn được đào tạo chuyên sâu về ngành nghề mình đã chọn, muốn có những kiến thức nền tảng về tư duy logic, cách thức đào sâu, tìm hiểu các vấn đề bài bản, khoa học để phát triển nghề nghiệp và kinh tế gia đình có thể đáp ứng được thời gian học kéo dài (4 - 5 năm), học phí cao thì bạn nên chọn học đại học.

Học nghề thì cái lợi thế dễ thấy nhất là học nhanh, đi làm được ngay, thời gian đào tạo ngắn, tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với học đại học, có thể tham gia vào thị trường lao động sớm, có thu nhập ổn định và tiếp tục học cao lên nếu có nhu cầu. Khi đã nắm vững công việc thực tế, những kiến thức sẽ dễ dàng tiếp thu hơn, đạt hiệu quả tốt hơn. 

Nếu các em muốn học nhanh, có việc làm sớm, ưa thích trải nghiệm, thực hành, không muốn học các kiến thức quá hàn lâm và kinh tế gia đình không quá dư dả, thì con đường học nghề là lựa chọn phù hợp. Học nghề xong, cơ hội việc làm khá rộng mở, vì hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao”, Ths Bùi Quang Thịnh phân tích.

Theo thầy Thịnh, chương trình đào tạo của các trường nghề thường sát với thực tế, chú trọng việc thực hành, tập trung dạy những kỹ năng, kiến thức chuyên môn gắn với thực tiễn, cung cấp cho sinh viên những kỹ năng để thuần thục công việc để đi làm được ngay sau khi tốt nghiệp. Thực tế cho thấy, các nhà tuyển dụng hiện nay không còn coi trọng bằng đại học hay cao đẳng mà chủ yếu yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng và tác phong, thái độ làm việc. Tức năng lực thực sự mới là yếu tố quyết định đến việc ứng viên đó có được lựa chọn hay không chứ không phải tấm bằng.

“Không phủ nhận rằng, tấm bằng đại học là một minh chứng tự hào cho trình độ học vấn của mỗi người. Tuy nhiên tấm bằng chỉ thực sự có ý nghĩa khi vận dụng được những kiến thức để phát triển sự nghiệp, phục vụ cuộc sống.

Trong hàng ngàn ngành nghề hiện nay, không phải nghề nào cũng cần tới trình độ đại học. Đại học cũng không phải là con đường duy nhất, càng không phải là thước đo để đánh giá một con người. Dù các em học đại học hay cao đẳng, thì mục tiêu cuối cùng vẫn là học lấy một nghề để gắn bó lâu dài, phát triển sự nghiệp của mình.

Do vậy, quan trọng là các bạn trẻ xác định rõ mình muốn làm gì trong tương lai, khả năng của bản thân có thể đáp ứng đến đâu, kinh tế gia đình có thể chu cấp ngắn hạn hay dài hạn để chọn cấp học phù hợp với bản thân”, thầy Bùi Quang Thịnh nhấn mạnh.

Đại học không phải "học đại"

Thầy Đinh Đức Hiền, giáo viên hệ thống giáo dục FPT cũng cho rằng "đại học không phải học đại".

"Suy cho cùng, học đại học hay học nghề cũng chỉ là con đường khác nhau để xác định bản thân các em là ai, sự nghiệp của bạn là gì, giá trị của bạn ở đâu trong xã hội. Nói thực tế hơn là có một cái nghề, có thể kiếm tiền, nuôi sống bản thân, gia đình, sống đúng đạo đức và pháp luật. Về mặt xã hội, tâm sinh lý, sau tốt nghiệp THPT học sinh hoàn toàn có thể bước vào thị trường nghề nghiệp hoặc trải qua giai đoạn học nghề bài bản để có tay nghề cao hơn, cơ hội việc làm và có thể mang lại thu nhập tốt hơn", thầy Hiền nói.


*

Thầy Đinh Đức Hiền cho rằng nếu thực sự không thể học một trường đại học tốt, các em hãy nghĩ đến trường nghề, đừng bao giờ chọn đại một trường đại học chỉ vì tấm bằng.Theo thầy Đinh Đức Hiền, việc chọn học nghề hay vào đại học cần căn cứ vào 4 yếu tố cơ bản gồm năng lực bản thân, trong đó có năng lực học tập văn hóa, năng lực tư duy não bộ ở mức cao. Thứ hai là sở thích, niềm đam mê; Thứ ba, dựa trên nhu cầu thực tế xã hội; Thứ tư là điều kiện kinh tế, gia đình.

"Nếu thực sự không thể học một trường đại học tốt, các em hãy nghĩ đến trường nghề, đừng bao giờ chọn đại một trường đại học vì tấm bằng, hay đi học vì không muốn đi làm. Hai từ “có thể” luôn được đưa ra để ngụy biện rằng mai sau "có thể thay đổi". Nhưng các em hãy nhớ, "tương lai khóc hay cười nó phụ thuộc vào độ lười của quá khứ". Nếu muốn thay đổi tương lai thì trước hết bản thân phải thay đổi, tương lai được xây dựng trên nền tảng của hiện tại. Dù các em chọn con đường nào thì thái độ sống, thái độ học tập, làm việc mới là quan trọng", thầy Đinh Đức Hiền chia sẻ.

TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay, thị trường lao động Việt Nam đang thiếu cả nguồn nhân lực tốt nghiệp đại học và nguồn nhân lực tốt nghiệp các trường nghề, nói cách khác là thiếu cả “thầy” và “thợ”, đặc biệt là “thầy” và “thợ” chất lượng cao. Thí sinh cần nhìn nhận rằng, việc vào đại học hay học nghề, mỗi lựa chọn đều có những ưu điểm và khó khăn riêng.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học phân tích, về mặt bằng cấp, trình độ đại học sẽ được đánh giá ở mức cao hơn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Với các cơ quan nhà nước, ứng viên tốt nghiệp đại học thang bảng lương sẽ ở mức cao hơn so với tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến đối với sinh viên tốt nghiệp đại học cũng tốt hơn các em tốt nghiệp trường nghề.

Song khi so sánh với học nghề, việc học đại học cũng có những điểm khó khăn hơn như khoảng thời gian học dài hơn, học phí và yêu cầu đầu vào trường đại học cũng thường cao hơn trường nghề. Những nhược điểm này của học đại học chính là ưu điểm của học nghề.

Nhấn mạnh rằng thị trường lao động Việt Nam luôn cần cả người tốt nghiệp đại học và người tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng, sinh viên ra trường có kiếm được việc làm hay không, việc làm có tốt không, thu nhập có cao không,… phụ thuộc vào chính bản thân các em, khả năng làm việc có đáp ứng được yêu cầu từ thị trường lao động hay không. Do đó, mỗi thí sinh cần cân nhắc kỹ những ưu điểm, thách thức của học nghề và học đại học, từ đó lựa chọn hướng đi phù hợp nhất cho bản thân. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.