Xây Nhà Bằng Bê Tông Cốt Thép Có Khả Năng Chống Rung Tốt, Kết Cấu Thép Vs Kết Cấu Bê Tông

Bê tông cốt thép là vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng, giúp đáp ứng những yêu cầu về kết cấu và độ bền của công trình.

Bạn đang xem: Bê tông cốt thép có khả năng chống rung tốt


Trong thi công xây dựng hiện nay, các công trình phải đáp ứng các yêu cầu an toàn chịu lực, cách âm cách nhiệt cũng như an toàn phòng chống cháy nổ.

Để gia tăng tuổi thọ sử dụng, các công trình phải thiết kế và xây dựng đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, chịu được các tải trọng trong quá trình sử dụng. Trong đó, bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng rất phổ biến, giúp đáp ứng những yêu cầu về kết cấu và độ bền của công trình.

Bê tông cốt thép là vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng

Thông thường, bê tông là loại vật liệu hỗn hợp bao gồm xi măng, cát, sỏi đá kết lại với nhau dưới tác dụng của nước. Tuy nhiên, bê tông chịu nén rất tốt nhưng khả năng chịu kéo yếu nên người ta kết hợp với cốt thép để tăng sức bền chịu kéo.

Sự kết hợp này sử dụng cường độ nén của bê tông kết hợp với cường độ kéo của thép để ứng dụng cho nhiều loại tải trọng khác nhau.

Ưu điểm bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép được xem là một loại đá nhân tạo, có ứng dụng cao trong xây dựng các công trình phục vụ dân dụng lẫn trong công trình giao thông.

Độ bền cao

Bê tông cốt thép là một loại đá, do đó có cường độ tốt, sức căng cũng như độ nén cao. Theo thời gian, cường độ chịu lực không bị giảm đi mà còn tăng lên, với điều kiện cốt thép không bị ăn mòn.

Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực từ môi trường cao hơn các vật liệu như thép, gỗ…

Bê tông cốt thép có cường độ tốt, sức căng cũng như độ nén cao

Khả năng chịu nhiệt, chống cháy

Trong ngưỡng dưới 400 độ C thì cường độ của bê tông không bị suy giảm đáng kể, hệ số dẫn nhiệt của bê tông cũng thấp nên giúp bảo vệ cốt thép ở nhiệt độ cao.

Bản chất của bê tông là chống cháy, có thể chịu được nhiệt trong thời gian 2-6 tiếng cho phép các hoạt động cứu hộ trong trường hợp hỏa hoạn. Do đó, các tòa nhà bằng bê tông cốt thép có khả năng chống cháy cao hơn các vật liệu xây dựng khác như gỗ hay thép.

Chi phí sản xuất rẻ

Thành phần bê tông cốt thép rất phổ biến trên toàn thế giới, do đó chi phí sản xuất thấp. Bên cạnh đó, chi phí bảo quản, bảo dưỡng bê tông trong quá trình sử dụng lại thấp hơn hẳn các công trình bằng gỗ và sắt thép.

Dễ dàng thi công

Người ta có thể trộn, đúc, hoàn thiện và bảo dưỡng bê tông để thành những kết cấu có hình dạng như ý muốn, kể cả những kết cấu lớn và phức tạp.

Tuy nhiên, bê tông cốt thép cũng có một số điểm hạn chế như có trọng lượng nặng hơn các kết cấu khác như gạch, đá, gỗ. Khả năng tái sử dụng thấp, việc tháo dỡ, vận chuyển bê tông sau khi sử dụng rất tốn kém và tiêu hao nhiều công sức.

Bên cạnh đó, thời gian thi công lâu khi bê tông cần thời gian để đông cứng, thông thường 28 ngày mới đạt đủ cường độ.

Chính vì vậy, thời gian gần đây, xu hướng chung là thay thế bê tông cốt thép bằng những vật liệu xây dựng mới, vừa thân thiện với môi trường lại vừa tối ưu chi phí và thời gian thi công.

Một số loại vật liệu xây dựng thay thế bê tông cốt thép

Dưới đây là một số loại vật liệu xây dựng mới thay thế bê tông cốt thép vừa rẻ vừa chất lượng cho bạn tham khảo lựa chọn.

Gạch bê tông bọt khí siêu nhẹ

Gạch AAC hay còn được gọi là gạch siêu nhẹ, là một dòng gạch được sản xuất từ bê tông khí chưng áp.

Gạch bê tông bọt khí siêu nhẹ

Loại gạch này vẫn sử dụng nguyên liệu chính là xi măng, vôi, cát, song có bổ sung thêm bột nhôm, thạch cao, chất tạo bọt… Bề mặt của loại gạch này có nhiều lỗ nhỏ do trong quá trình sản xuất có sản sinh ra một lượng khí hydro nhất định.

Gạch bê tông bọt khí có trọng lượng nhẹ và bền hơn nhiều lần so với gạch bê tông truyền thống. Bên cạnh đó, gạch còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt, chống cháy ưu việt và nổi được trên mặt nước.

Gạch đá bê tông xốp

Nói đến vật liệu nhẹ dùng trong xây dựng thì không thể không kể đến gạch đá bê tông xốp. Nguyên liệu chính để sản xuất ra loại gạch này là xi măng, thủy tinh, cát, thạch cao và nhiều chất phụ gia khác.

Gạch đá bê tông xốp

Bê tông xốp có được là do quá trình hóa hợp thủy nhiệt của hỗn hợp xi măng và chất kết dính vôi và cát. Khi được nấu chảy, chúng hòa trộn lại với nhau và cho ra viên gạch có màu sắc, hình dáng đáp ứng yêu cầu của từng khách hàng.

Ưu điểm của vật liệu này là có trọng lượng nhẹ, giúp giảm tải trọng và tăng khả năng chịu lực của công trình.

Ngoài ra, gạch đá bê tông xốp còn có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống nóng và chống rung tốt. Chi phí rẻ hơn so với vật liệu truyền thống và ễ dàng vận chuyển khi thi công.

Bê tông độn rơm

Bê tông siêu nhẹ độn rơm là một trong những vật liệu có thể thay thế cho bê tông cốt thép.

Bê tông siêu nhẹ độn rơm

Được biết, nguyên liệu để làm nên loại vật liệu này gồm có nhựa thông, keo da trâu, xi măng PC40, cát hoặc xỉ than, trấu bổi rơm, rạ, lõi bắp ngô, dung dịch tạo bọt... Đây được đánh giá là một loại vật liệu có cách sản xuất tận thu được các sản phẩm phế thải của nông nghiệp và đảm bảo yếu tố không gây ô nhiễm môi trường.

Ưu điểm cẩu bê tông siêu nhẹ độn rơm là có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, không gây tải trọng ngang và khả năng chống cháy cao. Đặc biệt sử dụng vật liệu bê tông siêu nhẹ độn rơm để thay thế bê tông cốt thép có thể giúp giảm khoảng 25-30% chi phí xây dựng so với các vật liệu khác, giảm 20-50% kết cấu móng ban đầu, giảm 70% lượng vữa xây.

Sàn nhẹ Ubot

Sàn nhẹ Ubot

Nhắc đến nhựa và bê tông, chắc chắn phải nhắc đến sàn nhẹ Ubot, hay sàn phẳng không dầm. Loại vật liệu xây dựng nhẹ này được làm từ nguồn rác thải nhựa tái chế, cụ thể là nhựa polypropylen.

Với trọng lượng nhẹ, sử dụng sàn nhẹ Ubot giúp giảm tải trọng hiệu quả cho công trình. Ngoài ra, độ bền và khả năng chịu lực của vật liệu này lại tương tự như sàn bê tông cốt thép truyền thống.

Bê tông cốt thép là giải pháp tốt nhất được nhiều chủ thầu hiện nay lựa chọn để đảm bảo sự kiên cố, chắc chắn cho công trình của mình. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bê tông cốt thép cũng không tránh khỏi những hư hỏng hoặc vấn đề cần đối mặt. Vậy những vấn đề thường gặp với bê tông cốt thép hiện nay là gì? Hay những vấn đề cơ bản về kết cấu bê tông cốt thép là gì? Mời bạn tìm hiểu qua những nội dung sau:

1. Bê tông cốt thép là gì?

*

Bê tông cốt thép là sự kết hợp hài hòa giữa bê tông và cốt thép. Trong đó, bê tông có khả năng chịu nén tốt nhưng khả năng chịu kéo lại kém. Còn cốt thép không chỉ chịu nén tốt mà khả năng chịu kéo cũng cao. Do đó, cốt thép trọng khối bê tông cốt thép có tác dụng tăng khả năng chịu kéo của bê tông. Từ đó, giúp bê tông bền hơn, chịu lực tốt hơn, nâng cao chất lượng công trình.

Xem thêm: Liên minh huyền thoại - top 11 game giống trên android

2. Vấn đề thường gặp với bê tông cốt thép là gì?

2.1. Bề mặt bê tông cốt thép bị đổi màu

Sự đổi màu hay không đồng nhất về màu sắc trên bề mặt bê tông có thể là những vết lốm đốm, vết màu sẫm hoặc vết trắng xuất hiện trên bề mặt bê tông, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.

*

Nguyên nhân:

Do tỷ lệ pha trộn xi măng và các vật liệu mịn không đồng nhất.

Sử dụng phụ gia không đúng, không đủ thời gian trộn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Do sử dụng clorua canxi làm thay đổi môi trường kiềm của xi măng

Giải pháp:

Không nên sử dụng xi măng có hàm lượng kiềm cao.

Không nên sử dụng clorrua canxi hoặc phụ gia có chứa clorua.

Trộn bê tông cốt thép với tỷ lệ nước/ xi măng chuẩn, không làm ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa ở bê tông cốt thép.

Bảo dưỡng bê tông tốt bằng cách thêm lớp bảo vệ bê tông khỏi gió và ánh nắng mặt trời.

2.2. Nứt kết cấu bê tông cốt thép

Nứt kết cấu bê tông cốt thép là hiện tượng không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu vết nứt quá rộng và quá sâu sẽ đe dọa đến chất lượng công trình.

Vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép gồm có vết nứt nhỏ và vết nứt có xu hướng xuất hiện từ bề mặt, sau đó di chuyển xuống đáy trong thời gian ngắn. Nếu vết nứt quá lớn, sẽ đe dọa độ an toàn của công trình.

*

Giải pháp:

Cần tiến hành sửa chữa bê tông cốt thép kịp thời. Nếu như vết nứt quá nhỏ, bạn có thể dùng keo hoặc vữa xi măng măng để trát lại.

Sau đó, xử lý chống thấm để bảo vệ bê tông.

2.3. Bề mặt bê tông cốt thép bị rỗ, đóng cặn

*

Nguyên nhân:

Bề mặt bê tông bị rỗ và đóng cặn là do bạn sử dụng muối khử đóng băng khi thi công bê tông vào mùa đông.

Giải pháp:

Cần tiến hành mài nhám bê tông để loại bỏ những gồ ghề.

Tiếp theo là trát lại và xử lý chống thấm cho bê tông.

2.4. Bê tông cốt thép bị biến dạng

Bê tông cốt thép biến dạng hay bê tông bị co ngót là hiện tượng không hiếm gặp.

Nguyên nhân:

Do tác động ngoại lực;

Sử dụng thép không đủ tiêu chuẩn, quá nhỏ và yếu.

Do lỗi thiết kế hoặc không tuân thủ các yêu cầu thiết kế đề ra

Giải pháp:

Để khắc phục hiện tượng biến dạng ở bê tông, bạn nên tìm ra đâu là nguyên nhân gây ra biến dạng. Sau đó thực hiện 1 trong các cách sau:

Loại bỏ những tác động từ bên ngoài đối với khối bê tông.

Sử dụng thép có chất lượng tốt, phù hợp.

Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn thiết kế.

2.5. Ăn mòn bê tông cốt thép

*

Sự ăn mòn kết cấu bê tông cốt thép nghe tưởng chừng như không thể. Tuy nhiên hiện tượng này diễn ra âm thầm nên khiến bạn khó nhận biết.

Nguyên nhân:

Hiện tượng cacbonat hóa: Hiện tượng cacbonat hóa sinh ra cacbonat và trung hòa môi trường kiềm của bê tông (Độ PH của bê tông bằng 12-13), làm giảm độ PH của bê tông cốt thép xuống còn 9. Do đó, cơ chế tự bảo vệ của bê tông không còn nữa khiến bê tông bắt đầu bị ăn mòn.

Sự xâm nhập của ion clorua: Ion clorrua có thể tồn tại trong các hỗn liệu bê tông như cát, sỏi đá; Hoặc do bê tông phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bị nhiễm mặn; Hay việc sử dụng một số chất phụ gia cũng tồn tại ion clorua.

Khác với quá trình cacbonat hóa, ion clorua sẽ phá vỡ lớp màng bảo vệ của bê tông và tấn công cốt thép trong khi độ PH vẫn ở mức cao 12-13.

Giải pháp chống ăn mòn cốt thép trong bê tông:

Tính toán độ dày lớp màng bảo vệ bê tông hợp lý;

Đảm bảo tỷ lệ nước/xi măng đủ thấp để làm chậm quá trình cacbonat và sự xâm nhập ion clorua. Tỷ lệ nước/ xi măng nên

Trên đây là những vấn đề cơ bản thường gặp ở bê tông cốt thép Lạc Hồng gửi bạn để tham khảo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết "Đừng đổ bê tông trong thời tiết nòng nếu chưa đọc bài viết này" hoặc tìm hiểu vềcách phân biệt chất lượng xi măng tại chuyên mục kinh nghiệm hay máy trộn để trang bị thêm những kiến thức cho bản thân. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.